Tìm Hiểu Về Lan Ở Việt Nam
TIỀM HIỂU VỀ LAN Ở VIỆT NAM
HOA LAN LÀ GÌ?
Họ Lan (danh pháp khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây, lớp thực vật một lá mầm. Là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bổ nhiều nơi trên thế giới.
Đây là một loại thực vật có hoa và là một trong những họ thực vật lớn nhất trong tất cả các họ thục vật (Từ một số loài chính bằng việc lại giống trong tự nhiên và cả nhân tạo đã tạo lên nhiều loại mới, một số loài là đột biến từ các loài hiện tại)
Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1 m.
Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRỒNG LAN
Phong lan đã được đề cao tử thời xa xưa bởi những điều mà nó tượng trưng.
• Tình yêu
• Sắc đẹp
• Sự sinh sản
• Sự thanh khiết
• Sự thấu hiểu
• Sự quyến rũ
Có màu sắc và kiểu dáng đa dạng. Nên hoa lan phù hợp trở thành món quà cho tất cả mọi lứa tuổi. Đặc biệt phù hợp dành tặng cho mẹ, người thần, người yêu, thầy cô. Và các sự kiên quan trọng trong cuộc sống. Nhờ sự cái sang được toát ra từ vẻ đẹp kiêu sa của mình. Mà những dịp trọng đại đến những dịp mang không khí thân mật giữa người thân.
Đặc biệt mỗi màu hoa điều mang ý nghĩa riêng của chúng:
- Hoa lan tím: Đây là loài hoa được rất nhiều người yêu thích và thường được dùng làm quà tặng nhau trong các dịp quan trọng. Đối với người yêu, lan tím là gửi tới thông điệp cho một tình yêu thủy chung, son sắt. Đối với người mẹ yêu của bạn, hành động tặng hoa lan tím thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn đối với tình cảm yêu thương vô bờ bến mà người mẹ đã dành cho con cái.
- Hoa lan màu vàng: chính là đại diện cho sự sang trọng, quý phái, an vui, sung túc, hay sự kiên cường, mạnh mẽ, thường được sử dụng trong các buổi lễ khai trường, cưới hỏi, tốt nghiệp,… để thay những lời chúc tốt đẹp nhất đến bạn bè, đồng nghiệp hay cấp trên,…
- Hoa lan trắng: Với màu sắc trắng tươi sáng, hoa đã mang đến sự thanh cao, tinh kiết với tấm lòng chân thành nhất của người tặng hoa muốn dành tặng đối phương. Những đóa hoa lan trắng toát lên vẻ đẹp trong sáng, tháng thiện, ngây thơ của các cô gái trong tình yêu, minh chứng cho một tình yêu đẹp. Đối với tình mẫu tử, lan trắng nói lên sự yêu thương, tôn trọng và gửi lòng biết ơn tới đấng sinh thành.
- Hoa lan hồng: Những bông hoa hồng có chút sắc tín thường được trang trí trong đám cưới. Với ý nghĩa như một lời chúc cho cô dâu chú rể có được cuộc hôn nhân hạnh phúc. Có được nhiều điều may mắn trong cuộc sống.
- Hoa lan đỏ: Hoa lan màu đỏ là loại hoa tươi thể hiện một tình yêu cháy bỏng. Như chính màu sắc rực rỡ của mình vậy. Ngoài ra nó còn mang ý nghĩa thể hiện sự quyền lực. Và quyết tâm chinh phục mọi thử thách của con người.
- Hoa lan xanh: Mang ý nghĩa thể hiện sự sung túc và những điều may mắn. Tặng hoa lan màu xanh cho ai đó. Có nghĩa là chúc cho người đó có được nhiều may mắn trong cuộc sống, tình yêu và công việc.
CÁCH PHÂN LOẠI LAN
Có nhiều cách để phân loại lan như:
Phân loại theo đặc điểm hình thái:
Căn cứ vào đặc điểm hình thái thân cây có thể chia lan làm hai nhóm:
Nhóm đơn thân: đây là nhóm chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cho cây dài ra mãi. Nhóm đơn thân chia thành 2 nhóm phụ:
- Nhóm phụ lá mọc đối (Sarcanthinae): nhóm này lá được xếp thành 2 hàng mọc đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Gồm các giống như: Vanda, Aerides, Phalaenopsis…
- Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe, Luisia…
Nhóm đa thân: đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên tục. căn cứ vào cách ra hoa nhóm này chia thành 2 nhóm phụ:
- Nhóm ra hoa phía trên: Cymbidium, Dendrobium, Oncidium…
- Nhóm ra hoa ở đỉnh: Cattleya, Laelia, Epidendrum…
Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như: Centropetatum, Phachyphllum, Dichaea…
Phân loại theo môi trường sống của lan
Căn cứ vào môi trường sống của lan cũng có thể chia thành 3 loại:
-
Địa lan: cây lan sống trong đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần như đất
-
Phong lan: cây lan sống trong không khí.
-
Bán địa lan: cây lan có thể sống trong môi trường không khí và trong đất
CÁC LOẠI LAN Ở VIỆT NAM
1. Lan Vũ nữ
- Lan Vũ nữ có tên khoa học là Oncidium, thường nở hoa vào mùa xuân hay mùa hạ, nhưng cũng có cây nở vào mùa thu. Giống lan này ưa độ ẩm hơn các giống lan khác, nhưng trái lại vào mùa lạnh phải tưới ít nước, nhiệt độ thích hợp với nó là 20 – 25°C.
- Sở dĩ nó có tên Vũ nữ vì khi nở hoa những đóa hoa mềm mại bay phất phới trong gió như vũ công múa ba lê trông rất duyên dáng. Đây là một giống lan đẹp ít sâu bệnh, rất dễ trồng và chăm sóc nên được trồng phổ biến nhất trong các loài lan. Hiện nay giống lan này khá đang dạng về chủng loại và màu sắc, trong đó có thể kể đến: Vũ nữ bút chì, Vũ nữ mèo hoang, Vũ nữ hoa đỏ,…
2. Lan Dendro
- Lan Dendro tên khoa học là Dendrobium Antennatum, có xuất xứ từ Thái Lan nhưng được trồng nhiều ở Việt Nam. Đây là loại lan được nhiều người yêu thích vì giống hoa này có nhiều màu sắc khác nhau và cũng dễ chăm sóc hơn các loài hoa khác.
- Đây là giống lan ưa ấm áp, nhiệt độ thích hợp vào ban ngày 27 – 32°C, ban đêm 16 – 18°C. Giá thể trồng là xơ dừa, than gỗ,…Loài hoa này thường được trồng trong chậu để treo ở các quán cafe, hành lang để trang trí làm cảnh rất đẹp.
- Hiện nay Dendro được trồng chủ yếu được chia làm hai loại và Dendro nắng và Dendro màu. Dendro màu được áp dụng khá phổ biến trong sản xuất quy mô lớn với mục đích cắt cành. Dendro nắng được dùng chủ yếu làm trang trí bởi nét hoa độc đáo, bay bổng và đa dạng.
3. Lan Chu Đinh
- Lan Chu đinh có tên khoa học là Spathoglottis plicata. Loài hoa này thuộc giống lan đất thường trồng thành bụi, thành khóm trong chậu hoặc trên mặt đất để trang trí cảnh quan, tạo thảm hoa trong vườn, công viên, tiểu cảnh, hàng hiên nhà.
- Đây là giống lan dễ trồng, dễ thích nghi nhất trong các giống lan, cánh hoa khi nở có 5 cánh hình bầu dục và nở quanh năm. Loài lan này hoa có nhiều màu nhưng phổ biến nhất là màu tím.
4 Lan Cẩm cù
- Lan Cẩm Cù có tên khoa học là Hoya carnosa. Trên thế giới hiện nay có hàng trăm loài hoa lan Cẩm Cù, hoa khi nở có dạng chùm tròn, hình ngôi sao 5 cánh nhỏ gồm nhiều màu sắc như đỏ, hồng, trắng. Khi nở hoa tỏa hương thơm dễ chịu và cũng khá lâu tàn.
- Hoa Lan Cẩm Cù thuộc dạng thân leo,thường được trồng trong chậu treo ở ban công, hàng quán cafe. Hoa mang vẻ đẹp về phong thuỷ mang đến sự tốt lành cho gia chủ, lại là giống dễ trồng có sức sống mạnh mẽ nên rất được ưa chuộng. Đây là giống lan rất dễ trồng vì ít sâu bệnh và có khả năng sống cao, vì vậy nếu bạn đang muốn bắt đầu trồng một loại lan nào đó thì Cẩm Cù là một lựa chọn tốt.
5. Lan Long tu Lào
- Long tu Lào là loại dễ chăm sóc và dễ ra hoa nhất và thường ra hoa đều hằng năm chứ ít khi nảy chồi. Hoa thường có hương thơm, đẹp, nở vào dịp tết nguyên đán nên rất được ưa chuộng. Có nhiều loại long tu, nhưng nên chọn những cây có thân dài mang nhiều sắc tím sẽ cho hoa màu tím đậm, hương thơm hơn loại thân trắng hoa cánh trắng họng vàng ít thơm.
- Đây là một giống phong lan mọc tại các rừng cây rụng lá vào mùa đông trên các cao độ từ 500 đến 1000 m, thân dài khoảng 30-50 cm, buông thõng xuống. Lá dài 8-10 cm, rộng 2 cm. Hoa mọc từ các đốt của thân cây đã rụng lá và thường mỗi kỳ nở hoa kéo dài khoảng 2 tuần.
6. Lan Hạc vỹ
- Lan có tên khoa học là Dendrobium aphyllum, là loài có hoa rất đẹp mọc thành từng chùm dài có hình dáng như những chú hạc đang bay trên bầu trời. Hoa có màu tím nhạt hoặc hồng nhạt dần về giữa thường có nụ vào cuối thu và nở vào mùa đông.
- Hạc Vỹ là loại lan dễ thuần, được trồng rất phổ biến và cũng dễ chơi và ít bệnh. Nên treo cao, thoáng, dưới 1 lớp lưới che, đủ nắng thì rất khỏe, chăm sóc tưới nước tương tự chăm Long Tu Lào, đơn giản vậy thôi là nó phát triển, mới trồng lan các bạn cứ chơi loại này thì dễ. Hạc Vỹ Bắc hay Hạc Vỹ Lào đều dễ chăm. Hoa thì buông như suối.
7. Lan Tam Bảo Sắc
- Đây cũng là một trong những loại lan có hoa đẹp, phổ biến từ lâu đời và dễ tìm trên thị trường. Loại này có bộ rễ phát triển rất nhanh lá cây xanh mướt dài khoảng 15 – 20 cm. Chùm hoa lan Tam bảo sắc rũ xuống dài 25 – 35 cm có màu tím hoặc vàng nhạt, gồm nhiều bông hoa mỗi bông khoảng 3 cm. Cây có thể sống ở cả 3 miền ở nước ta màu sắc có thể khác nhau một chút pha thêm vàng nhạt, thời gian chơi hoa khoảng 15 – 20 ngày.
8. Lan Ngọc Điểm
- Là một loài hoa lan rừng Việt Nam được nhiều người săn đón, lan Ngọc Điểm có thân cây khá to, nhiều tán lá mọc đan chéo nhau khá đẹp. Hoa lan Ngọc Điểm mọc thành chùm nhỏ từ những bông hình tròn, màu tím nhạt hoặc đậm.
- Khi cây nở đúng vụ sẽ tạo nên một vùng tím đa mức độ rất đẹp và bắt mắt người nhìn. Loài hoa lan đẹp và quý này thường được các đại gia, dân chơi lan treo cao trong vườn và chăm bón rất cẩn thận.
- Là loài lan rừng đẹp lại chịu được nhiệt độ khá cao, lên tới 37 độ C, tuy nhiên bạn vẫn cần chú ý độ ẩm của cây. Vào mùa hè hay những hôm nắng nóng cây cần được tưới nhiều nước, đặc biệt là lúc cây mới lên rễ non.
9. Lan kiều dẹt
- Lan Kiều Dẹt là 1 trong 7 loại phong lan rừng quý hiếm và có giá trị lớn nhất ở nước ta. Lan kiều dẹt có tên khoa học là Dendrobium sulcatum.
- Lan Kiều Dẹt có kích thước không quá lớn, thông thường chúng chỉ cao từ 20–45cm. Hoa của loài lan này thường nở vào mùa xuân. Hoa nở thành chùm ngắn, rủ xuống và có mùi thơm nhẹ nhàng. Cánh hoa lan màu vàng, ở giữa có môi nhỏ, lông ngắn và sợi li ti màu cam đậm. Loài cây này có thân bẹp, dẹt với hai bên lá đối xứng nhau.
10. Lan Cattleya
- Trong số những loài lan đẹp và ấn tượng không thể không kể đến lan Cattleya.
- Lan Cattleya là loài lan đẹp, có mùi thơm rất đặc biệt, nếu ai đã từng trồng lan Cattleya sẽ cảm nhận rất rõ điều này.
- Lan Cattleya là thú chơi cao cấp của những người chơi lan, vì lan rất đẹp, độc và có tuổi thọ rất cao, tuổi thọ trung bình từ 20 – 30 năm nếu chăm sóc tốt.
11. Lan hồ điệp
- Lan hồ điệp có tên khoa học là Phalaenopsis, là loài hoa to, sống lâu năm và rất đẹp. Loại lan này thường sống ở những nơi có độ cao từ 200 đến 400 mét nên có thể thích nghi với cả khí hậu lạnh và nóng.
- Lan hồ điệp có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á, trên dãy Himalaya và vùng núi Philippines. Sau đó, được nhân giống và phát triển trong các phòng nuôi cấy mô nên loài lan này ngày càng có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau.
12. Lan vanda
- Lan vanda có nguồn gốc từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, được trồng ở nhiều nước như Trung Quốc, Lào… và được trồng phổ biến ở nước ta từ lâu đời. Trên thế giới có khoảng 45 loài lan, trong đó có 5 loài lan được trồng rộng rãi ở nước ta: Vanda concolor, Vanda lilacina, Vanda lyuphilly, Vanda pumila và Vanda Denisonaliana.
- Hình dáng thân của lan Vanda được phân biệt bởi những cụm lá dày đối xứng nhau xòe ra như những cánh quạt. Chiều dài trung bình của mỗi lá khoảng 25 cm, thuôn nhọn ở mép. Lan vanda mọc thành từng chùm rất đẹp và nhiều màu sắc. Mỗi bông hoa có 3 cặp lá xếp đối xứng nhau. Các cánh hoa mỏng nhưng cứng, vì vậy chúng thường tồn tại khoảng một tháng trước khi rụng.
13. Lan mokara
- Lan mokara thuộc loại lan được lai tạo từ ba giống lan khác nhau là Arachnis (lan bọ cạp), Ascoentrum và Vanda. Có thể nói, loài lan này có tất cả những đặc tính tốt của bố mẹ nó, sức sống mãnh liệt của loài Ascoentrum và vẻ đẹp của loài Vanda.
14. Lan phi điệp
- Phi Điệp là tên gọi khác của lan Giã Hạc có tên khoa học là Dendrobium anosmum. Chúng thuộc họ hoàng thảo và thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Vì vậy, nó được phân bố chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
- Đây là loại hoa phong lan có giá trị, đặc biệt là loại đột biến. Giá lan có thể lên tới hàng tỷ đồng. Nhờ có mặt hoa đẹp mà chúng đã trở thành vua của các loài hoa lan ở nước ta.
15. Lan Trần mộng
- Lan Trần Mộng có lá hẹp dài và rộng, màu xanh nhạt, mỏng manh, cành hoa dài uyển chuyển, có nhiều cành hoa dài đến cả mét. Lan Trầm Mộng thường nở hoa vào khoảng thời gian từ đông đến đầu xuân.
- Lan Trần Mộng rất lớn, cánh hoa xòe rộng. Những cánh hoa không mọc thẳng mà thu lại để gợi lên vẻ dịu dàng và quyến rũ. Đặc biệt, hương thơm của lan Trần Mộng ngọt ngào, nhẹ nhàng, không hắc như những loài khác.
16. Lan Hoàng Lạp
- Hoàng thảo lạp xưởng có tên khoa học là Dendrobium Chrysotoxum, thuộc họ thủy tiên. Chính vì thế, hoàng lạp còn có nhiều tên gọi khác là thủy tiên hoàng lạp, hoàng lan, nến vàng.
- Lan hoàng lạp là lan hoàng thảo với nhiều hành giả cứng, căng bóng hoặc có nhiều vùng dọc thân. Gốc hoàng lạp thóp bé, thân nối ở giữa và cột nhỏ ở đầu ngọn. Đầu tiên ở vị trí thường có 2-7 lá thuôn dài khoảng 7-15cm, rộng 2- 3cm. Hoàng lạp là lan rủ chùm, bám chắc vào cây dớn hay trên các cành cây trong rừng.
17. Lan cẩm báo
- Lan cẩm báo có nhiều tên gọi khác nhau trên thế giới như Vandopsis, Vanda parishii, Hygrochilus parishii… Đây là một loại lan phong trong họ Orchidaceae. This Chi has to 5 the loai and the subtitles at East Nam Á, some area at Trung Quoc, Philippines, and New Guinea. Ngoài lan báo tên, nó còn có tên khác là Lan da báo.
18 Lan giáng hương
- Lan hương có tên gọi khác là cây giáng xuân. Nó là một loại phong lan, có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á và chúng tôi được phân bố ở những khu rừng nhiệt đới. Ngoài ra, chúng ta có thể tìm thấy nhiều giáng hương ở Kiên Giang và Quảng Trị.
- Loại lan giáng hương này rất phù hợp với những người mới chơi lan vì nó có hương thơm nhẹ nhàng và mọc thành từng chùm hướng xuống. Chúng tôi là hệ thống sinh thực sự, nên sống bám vào các cây để phát triển.
19 Lan trầm rồng đỏ
- Trầm hương rồng đỏ là sự kết hợp giữa giả hạc và song hồng, là loại lan cao cấp có nguồn gốc từ Đài Loan, thường ra hoa và nở vào mùa xuân.
- Lan rồng đỏ có thân mập như ngón tay cái, chiều dài đạt từ 50 cm trở lên.
20. Hoa lan chuỗi ngọc
- Tên khoa học của lan là Dendrobium findlayanum. Từ đồng nghĩa: Callista findlayana (Parish & Rchb. F.) Kuntze 1891.
- Ở Việt Nam ta thường gọi là chuỗi ngọc hay chuỗi ngọc Điện Biên. Ban đầu nó có tên như vậy bởi vì nó có nguồn gốc từ tôn giáo Bayan.
- Mô tả: Hoa phong lan, thân đứng, đốt giả củ. Hoa mọc thành chùm mọc ra từ các đốt ở thân, hoa lớn nở vào mùa xuân.
21. Lan Đùi Gà
- Lan đùi gà dẹt là một trong hai loài lan thuộc chi Lan đùi gà. Lan có tên khoa học là Dendrobium Linawianum từ lâu đã được biết đến với màu sắc hấp dẫn, dễ trồng, dễ chăm sóc, ra hoa nhiều và rất thơm.
- Ở một số nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan và cả ở Việt Nam, cây đùi gà có thể tự trồng ngoài tự nhiên ngoài trồng trong chậu.
22. Lan Trúc Phật Bà
- Hoa lan này có hình dáng đẹp và tinh tế, với nhiều khía ngắn, tròn và phình to. Trên các đốt của cây có những chiếc lá mọc đều hai bên, nhìn từ xa trông giống như một vị Phật trang bị cho đại ngàn nên được người dân ưu ái gọi với cái tên thân thiết là “Cây trúc Phật”.
- Chiều cao trung bình của cây lan phật thủ từ 30 cm đến 80 cm. Nếu được trồng trong điều kiện thuận lợi, chiều dài của nó có thể đạt một mét. Khi còn non, thân lẫn với lá có màu xanh lục. Khi lá già, thân cây chuyển sang màu xanh vàng tươi. Các nốt trên thân của thằn lằn tre Phật thủ thường không đều nhau, có hạch dài ngắn khác nhau. Các lá có hình dạng thuôn dài. Chúng có màu xanh đậm, và xanh nhạt tùy thuộc vào lượng ánh sáng mà cây tiếp nhận và hấp thụ.
23. Hoa lan trúc mành
- Quê hương của lan là các nước Đông Nam Á như Lào và Việt Nam. Ở Việt Nam, lan được tìm thấy nhiều ở những vùng có khí hậu lạnh như tây nguyên, đặc biệt là ở Kon Thơm. Loài này mọc nhiều nhất ở vùng rừng núi Ngọc Linh (cao 2598 m), thứ hai là vùng núi phía bắc Dakto.
24. Hoa lan hỏa hoàng cam
- Hoa lan phân bố rộng rãi ở nhiều vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chúng thường được trồng ở những vùng đất thấp có độ cao trên 800 mét. Nó cũng mọc ở những khu rừng rụng lá theo mùa như rừng người Dao ở Đồng Nai, Sông Bi, Tây Ninh …
- Hoa lan thường tập trung trên một thân cây lớn, và có nhiều sọc khác nhau. Tuy nhiên, có hai loại lan phổ biến nhất là Ascocentrum miniatum và Ascocentrum garayi.
25. Hoa lan Hải Yến
- Phong lan hay hải âu, ngọc lan là loài lan có tên khoa học là Rhynchostylis coelestis Reichb. F. Có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á trong các khu rừng rậm có độ cao từ 0 – 700 m. Trong tiếng Anh, Coelestis dịch là xanh da trời vì khi hoa nở, mép cánh hoa sẽ có màu xanh tím lạ mắt, đẹp một cách kỳ lạ.
- Cây ngọc lan có hình dáng bên ngoài tương tự như ngọc lan nhưng kích thước của hoa ngọc lan nhỏ hơn. Cây lan hoàng yến có chiều cao từ 35-50 cm, lá nhỏ, hình lưỡi liềm, dài màu xanh đậm, phiến lá chia rãnh và ở tâm cong hai thùy không bằng nhau, các lá mọc đối xứng ở thân.
26. Lan trầm trắng
- Trầm hương trắng, trầm hương rừng trắng Thái Lan, Dendrobium parishii var alba. Lá của cây phong lan rất giống với cây rừng ở Việt Nam và hoa rất đẹp. Cây có thân to, hoa màu trắng tinh, rất thơm, dễ trồng, giá thành rẻ hơn nhiều so với cây rừng nên được nhiều người lựa chọn.
- Dendrobium parishii var alba là cây đã được đưa vào trồng nhân tạo. Thông thường các loài nhập về Việt Nam là từ Thái Lan. Đài Loan cũng nhân giống loại cây này nhưng khi nhập về gặp một số trục trặc nên giá cây cũng thay đổi nên chủ yếu nhập từ Thái Lan.
27. Lan Thiên Nga
- Lan thiên nga là tên của một vài nhóm lan mọc ở Nam Mỹ, và dòng này gồm 4 loài: Catasetum (Ctsm.), Cycnoches (Cyc.), Mormodes (Mor.), Chlysis (Chy.).
- Cụm hoa mọc từ các đốt gần gốc cây (củ) trên cùng một cụm hoa, có khi toàn hoa, có khi toàn hoa, hoặc hoa đực và hoa cái xen kẽ nhau. Hoa cái luôn nở trước hoa đực. Khi hoa đực trưởng thành, ta đặt vật gì đó ngang trục phấn của hoa, phần hoa sẽ bắn ra xa khoảng hai mét.
28. Lan Thủy Tiên mỡ gà
- Kiều mỡ gà là một loại lan có thân vuông, cứng, gần giống với thân của cây vuông. Nhưng những góc cạnh vuông vắn trên thân cũ bằng mỡ gà trông tròn trịa hơn. Màu xanh trên thân cũng đậm hơn rất nhiều. Ngoài ra, hiện nay có một số loại thân màu tím sẫm rất nổi bật. Chiều dài thân của lan mập khi trưởng thành đạt khoảng 40-60 cm. Khi cơ thể già đi, các nếp nhăn xuất hiện, nhưng chúng vẫn duy trì một thân hình vuông vắn.
29 Lan báo hỷ
- Lan Báo Hỷ – Dendrobium secumdum là một loài thực vật thuộc chi Dendrobium, họ Phong lan.
- Lan Báo Hỷ là một loại lan có chiều cao khoảng 50-70 cm, mọc thành từng đám nhiều thân (sai) theo năm tháng. Thân cây chia thành nhiều phần, mỗi phần có một lá. Thân non thường có một lớp áo thân, khi rụng lá có màu xanh lục, trắng. Thân già thường có màu xám hoặc xám. Khi cây thiếu nước hoặc hoa có thể thấy rõ các vết nứt trên thân.
30. Lan nữ hoàng bóng đêm
- Lan nữ hoàng bóng đêm có tên khoa học là Brasavola hay gọi tắt là Brass, có khoảng 20 loài trong tự nhiên và phân bố chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới ẩm như: Trung Mỹ, Nam Mỹ và quần thể Ấn Độ.
- Điều đặc biệt duy nhất của hoa lan Brassavola là chúng chỉ tỏa ra mùi hương ngào ngạt vào ban đêm (mùi hương của cam, quýt) nên còn được mệnh danh là ‘nữ hoàng bóng đêm’ hay ‘người đẹp bóng đêm’.
CHĂM SÓC HOA LAN
Ánh sáng:
- Hoa lan ưa bóng râm, ở nơi mát mẻ thì cây sẽ giữ được độ xanh tươi, hoa luôn tươi tắn và duy trì sự sống lâu hơn. Tránh đặt hay treo chậu lan ở những nơi có ánh sáng trực tiếp và gay gắt, như vậy lá cây sẽ bị cháy và cây cũng không sống lâu được.
- Lưu ý là không nên thay đổi vị trí của chậu lan thường xuyên, như vậy thì hoa sẽ không thể thích nghi kịp thời với hướng sáng và độ ẩm, làm cho hoa nhanh bị rụng hơn.
- Đối với cách trồng hoa lan trong chậu, không nên thay đổi vị trí của chậu quá nhiều lần.
- Các loại lan khác nhau thì nhu cầu về độ chiếu sáng cũng sẽ khác nhau, ví dụ như lan hồ điệp có thể chịu được ít nắng (30%), lan Cattleya chịu tốt hơn một chút (50%), lan Dendrobium và Vanda lá hẹp chịu được mức ánh sáng khá tốt (70%), còn lan Vanda lá dài và bò cạp thì lại chịu được lượng ánh sáng rất tốt (100%).
Nhiệt độ:
- Hoa lan không phải là loài ưa nóng những cũng không hề ưa lạnh. Hãy luôn đảm bảo về nhiệt độ cho cây, nếu người trồng cảm thấy thoải mái ở mức nhiệt độ nào thì hoa lan cũng sẽ cảm thấy thoải mái. Nhất là độ ẩm cũng cần được giữ đủ.
Tưới nước:
- Trong quá trình sinh trưởng của hoa lan rất cần nước, nhưng không nên tưới nhiều, mỗi tuần chỉ cần tưới 1 – 2 lần với lượng nước vừa phải là được. Kết hợp sử dụng những loại giá thể có khả năng giữ ẩm tốt như rêu, xơ dừa phủ quanh gốc cây.
Cắt tỉa:
- Khi lan ra hoa, không nên để cành hoa trên cây quá lâu vì cây sẽ mất lượng lớn dinh dưỡng để nuôi hoa. Tốt nhất, khi thấy hoa ở ngọn đã tàn và cành chỉ còn lác đác vài bông thì nên cắt bỏ đi để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
Phân bón:
- Thời kì chăm bón, phục hồi sức sống cho chậu lan bắt đầu từ khi cắt bỏ cành hoa. Tưới phân hóa học NPK 20 – 20 – 20, kết hợp các loại phân hữu cơ khác như phân cá, bánh dầu,….
- Khoảng 3 – 4 tháng sau đó, cây đã tươi tốt và khỏe mạnh trở lại thì tiến hành xử lý cho cây tiếp tục ra hoa. Có thể áp dụng phân bón NPK tỉ lệ 6 – 30 – 30 hoặc 10 – 52 – 17 cho đến khi chậu lan nở hoa. Khi xuất hiện cành hoa mới thì lại trở về chế độ phân NPK 20 – 20 – 20 hoặc xen kẽ chế độ 10 – 30 – 30.
Phòng bệnh
- Muốn cành lan luôn xanh tốt, bên cạnh một chế độ chăm sóc đặc biệt thì cần phải chú ý xịt thuốc phòng bệnh cho lan. Đối với bệnh do nấm thì có thể dùng thuốc Benomeyl, Captan, Aliette….
- Bệnh do vi khuẩn thì xịt các loại thuốc Kasimin, Physan 20, Nacossan…Trường hợp bệnh do nhện đổ thì dùng Kelthane; do côn trùng hay rệp thì dùng Supracide, Mipcin… Hay nên dùng thuốc Methaldehyde cho lan khi có ốc sên gây hại.
- Định kỳ xịt thuốc cho cây 7 – 10 ngày/ lần vào mùa mưa và 15 – 20 ngày/ lần vào mùa nắng để hạn chế tối đa nguy cơ cây bị bệnh.
MUA HOA LAN Ở ĐÂU?
Anh/Chị có thể mua Hoa Lan trực tiếp tại cửa hàng của chúng tôi hoặc liên hệ mua online với thông tin bên dưới:
- Địa chỉ: 1038 Nguyễn Văn Tạo, X. Hiệp Phước, H. Nhà Bè, TP.HCM.
- Điện Thoại: 0835 294 953 - 0826 709 750
CÁC THÔNG TIN KHÁC CỦA NÔNG NGHIỆP ĐẸP
Trang web 1: https://nongnghiepdep.vn/
Trang web 2: https://nongnghiepdep.com/
Facebook: https://www.facebook.com/cuahangnnd/
Shopee. Cửa Hàng Nông Nghiệp Đẹp
Youtube 1. Nông Nghiệp Đẹp