CÁC LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

PHÂN BÓN PHÂN BÓN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HẠT GIỐNG HẠT GIỐNG BỘ SẢN PHẨM BỘ SẢN PHẨM CÁC HOẠT CHẤT KHÁC CÁC HOẠT CHẤT KHÁC HOA LAN - CÂY KIỂNG HOA LAN - CÂY KIỂNG

CÁC LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Ngày đăng: 11/11/2021 03:51 PM

CÁC LOẠI PHÂN BÓN PHỔ BIẾN

ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG

Người ta thường ví Phân bón như là thức ăn dành cho cây trồng. Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, tăng độ phì nhiêu và tơi xốp cho đất. Phân bón quyết định rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, nhất là giai đoạn ra hoa kết trái.  Có rất nhiều loại phân bón trên thị trường được chia làm hai nhóm chính là phân hữu cơ và phân vô cơ.

 

CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỮU CƠ 

 

Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từ phân động vật, chất thải sinh hoạt, nhà bếp, từ các nhà máy sản xuất than bùn, hải sản…Phân bón hữu cơ có đầy đủ các nguyên tố vi lượng, đa lượng, trung lượng cần thiết để bón cho cây trồng.

Có thể chia ra thành 2 loại chính: Phân hữu cơ truyền thống và Phân hữu cơ công nghiệp.

 

Phân hữu cơ truyền thống có nguồn gốc từ các phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp, phân động vật…được chế biến bằng những phương pháp truyền thống. Một số loại phân bón hữu cơ truyền thống có thể kể đến như:

- Phân chuồng: là hỗn hợp chủ yếu của nước tiểu, phân của gia súc và chất động. Tùy thuộc vào từng loại, thời gian ủ cũng như phương pháp ủ mà hàm lượng các nguyên tố vi lượng và đa lượng sẽ có sự khác nhau.

- Phân rác: được chế biến từ rơm rạ, thân lá cây xanh, rác, cỏ dại…ủ với một số phân men như vôi, lân, phân chuồng đến khi mục thành phân.

- Phân xanh: nhà nông thường sử dụng cây cá còn tươi bón vào đất, không cần trả qua quá trình ủ. Những loài cây được sử dụng để làm phân xanh thường là cây họ đậu như điên điển, keo dậu, muồng, điền thanh…

 

 

Phân bón hữu cơ mang tới lợi ích lớn trong việc hỗ trợ cải tạo đất, tạo môi trường trong đất thuận lợi cho cây trồng

 

- Phân hữu cơ công nghiệp là loại phân bón chế biến từ những chất hữu cơ bằng quy trình công nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phân bón có chất lượng tốt hơn so với nguồn nguyên liệu đầu vào. Một số loại phân bón hữu cơ công nghiệp có thể kể đến như:

- Phân bón vi sinh: loại phân này được sản xuất từ các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường hữu cơ (như bột than bùn). Một số loại phân hữu cơ chế biến công nghiệp: Phân vi sinh cố định đạm, Phân vi sinh phân giải lân, Phân vi sinh phân giải chất xơ

Phân bón sinh học hữu cơ: Các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học (như lên men vi sinh) và phối trộn cùng với một số hoạt chất khác để gia tăng được độ hữu hiệu của phân.

 

Tìm hiểu công dụng và cách sử dụng các loại phân hữu cơ

 

CÁC LOẠI PHÂN BÓN VÔ CƠ

 

Phân bón vô cơ được sản xuất theo quy trình công nghiệp và có chứa các yếu tố dinh dưỡng dưới dạng vô cơ, có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết dưới dạng muối khoáng. Các loại phân bón hóa học có hiệu lực cao, dễ tan và tác dụng nhanh với cây trồng, góp phần gia tăng sản lượng và năng suất cho cây trồng. Có thể là những loại phân bón chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng (đạm, kali hoặc lân) hoặc những loại phân bón có từ hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng

 

Phân Đơnlà tên gọi chung của những loại phân bón chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng (đạm, kali hoặc lân). Phân đơn gồm 3 loại sau: Phân đạm, Phân lân, Phân kali

 

Phân Đạm: Là các loại phân hoá học mà thành phần chất dinh dưỡng trong phân là Nitơ (N). Độ dinh dưỡng được đánh giá thông quá % Nitơ có trong phân. Để phân loại phân đạm ta dựa vào thành phần hoá học: phân đạm amoni, phân đạm nitrat, phân đạm urê, phân đạm clorua, ...

 

Mỗi loại phân bón vô cơ sẽ mang lại các lợi ích khác nhau tùy vào nhu cầu của nhà nông sẽ lựa chọn sản phẩm mang lại hiệu quả tương ứng

 

Phân Lân là phân bón chứa chất dinh dưỡng là phot-pho (P). Hầu hết các loại phân lân đều có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong thực tế sử dụng vào sản xuất nông nghiệp phân lân tồn tại trong hai nhóm: 

- Nhóm phân lân tự nhiên chủ yếu là các loại phân photphat tự nhiên như Photphorit, Apatit, hàm lượng lân trong quặng không đồng nhất.

- Nhóm phân lân chế biến (phân lân công nghiệp): Super lân đơn và Phân lân nung chảy

 

Phân Kali là loại phân chứa chất dinh dưỡng là kali. Hầu hết phần kali đếu có nguồn gốc từ các mỏ quặng tự nhiên. Cây hấp thụ Kali dưới dạng  ion k+ thông qua trao đổi giữa rễ cây và keo đất. Phân kali tồn tại chủ yếu gồm hai loại

- Kaliclorua (KCl): là loại phân đựơc sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Hiện nay phân KCl chiếm 90% sản lượng kali tiêu thụ trên trên thị trường thế giới.

- Kalisunphat (K2SO4)có hàm lương K2O chiếm từ 48-50% và 15% lưu huỳnh, có màu trắng, dưới dạng tinh thể, nhanh tan trong nước, không hút ẩm, sử dụng bón cho nhiều loại cây, đặc biệt các cây có nhu cầu về lưu huỳnh cao như cây có dầu, cà phê,…

 

Tìm hiểu công dụng và cách sử dụng các loại phân vô cơ

 

CÁC LOẠI PHÂN BÓN HỖN HỢP

 

Trong các loại phân bón hóa học thì phân hỗn hợp cũng được sử dụng rất phổ biến, loại phân này sẽ chứa từ 2 chất dinh dưỡng khoáng trở lên. Một số loại phân bón thường dùng là phân phức hợp và phân trộn.

 

- Phân trộn

Phân trộn thường có nhiều màu, được tạo thành do sự trộn đều các chất dinh dưỡng khoáng Nito. Photpho. Kali… gọi chung là phân NPK, mà không có các hóa học xảy ra giữa các chất. Khi trộn lẫn các loại phân bón với tỉ lệ N:P:K khác nhau ta thu được phân hỗn hợp, tuỳ theo loại đất và cây trồng.

Ví dụ: nitrophotka là hỗn hợp (NH4)2HPO2 và KNO3

 

- Phân phức hợp

Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tạo ra đồng thời bằng tương tác hoá học các chất. Là những loại phân bón chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng được sản xuất bằng việc phối hợp các thành phần lại với nhau để xảy ra các phản ứng hóa học giữa các thành phần, sản phẩm cuối cùng là một hợp chất ổn định, có hàm lượng dưỡng chất cao. Một số loại phân phức hợp: Phân Diamôn photphat (phân DAP), Phân kali nitrat (KNO3), Phân phức hợp kali photphat, ...

Phân hỗn hợp có các tỷ lệ NPK ở các tổ hợp khác nhau được lựa chọn phù hợp với từng loại đất và từng nhóm cây trồng. Nhiều trường hợp trong phân tổng hợp cũng như phân hỗn hợp còn có thêm cả các nguyên tố Mg, Ca, S và các nguyên tố vi lượng khác.

 

 

Phân bón NPK bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển

 

Trên thị trường hiện đang có các loại phân sau đây:
– Loại 2 yếu tố N và P với tỷ lệ NPK: 18:46:0 và 20:20:0.
– Loại 3 yếu tố NPK với tỷ lệ: 20:20:15, 16-16-8, 15-15-15, 16-8-16..
– Loại 4 yếu tố N, P, K, Mg; N, P, K, S với tỷ lệ: 14:9:21:2; 12:12:17:2; v.v..

 

Tìm hiểu công dụng và cách sử dụng các loại phân hỗn hợp

 

CÁC LOẠI PHÂN BÓN KHÁC

 

PHÂN TRUNG LƯỢNG

 

Phân bón trung lượng là loại phân chứa một loại chất dinh dưỡng chính mà cây trồng sử dụng với lượng trung bình như: Canxi (Ca), Magiê (Mg),  Lưu huỳnh (S) và Silic (SiO2).

 

 

PHÂN VI LƯỢNG

 

Phân bón vi lượng là loại phân chưa  những yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng với lượng ít gồm: sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B), môlipđen (Mo) mangan (Mn) và clo (Cl);…

 

PHÂN BÓN LÁ

 

Phân bón lá là những hợp chất dinh dưỡng, có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong nước và phun lên cây để cây hấp thụ.

Phân bón lá có thể là các loại phân đơn như N, P, K, Cu, Zn,… Tuy nhiên phần lớn các loại phân bón qua lá là những hỗn hợp các chất dinh dưỡng đa lượng và vi lượng ở dạng hòa tan trong nước.

 

VÔI

 

Vôi là được xem là một loại phân bón có vai trò cải tạo đất chua, mặn và cung cấp thêm canxi cho cây trồng. Đồng thời cũng có tác dụng làm tăng các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho sinh vật có lợi phát triển, phân giải các chất hữu cơ trong đất, diệt một số sâu bệnh, khử độc cho đất, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây… Có thể kể tên 2 loại vôi phổ biến: Vôi nghiền và Vôi nung

 

Trên đây là một số thông tin về các loại phân bón vô cơ, hữu cơ phổ biến nhất hiện nay. Để cây trồng có thể phát triển một cách nhanh chóng, mạnh mẽ thì không thể nào thiếu phân bón. Ở mỗi giai đoạn phát triển cây trồng cần những loại phân bón khác nhau. Trong quá trình canh tác cần điều chỉnh pH trước khi bón phân thì việc bón phân sẽ không mang lại hiệu quả. Quy trình sử dụng phân bón cần tuân thủ các nguyên tắc về an toàn, liều lượng, cách thức sử dụng để đạt được hiệu quả như mong muốn, tránh làm thất thoát dinh dưỡng trong phân bón gây lãng phí và không gây hại đến sức khỏe người dùng. 

 

Mọi thắc mắc hay mua hàng, xin vui lòng liên hệ:

CỬA HÀNG PHÂN BÓN VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP ĐẸP

Địa chỉ: 778/31 Nguyễn Bình, Xã Nhơn Đức, Huyện Nhà Bè - TP.HCM.

Điện thoại: 0947 399 439 – (028) 6287 4642

Website: https://nongnghiepdep.vn/

Shopee: https://shopee.vn/nongnghiepdep

Youtube: https://www.youtube.com/nongnghiepdep

Nhóm Giao Lưu: https://www.facebook.com/groups/thuvienhoalan

0
Hotline: 094739943908352949530354030468
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS: 094739943908352949530354030468