Cách Trị Bệnh Thối Nhũn Ở Lan
BỆNH THỐI NHŨN Ở LAN
BỆNH THỐI NHŨN TRÊN LAN LÀ GÌ?
- Bệnh thối nhũn trên lan hay còn gọi nôm na là bệnh thối lá trên lan (lan bị thối lá), đây là một loại bệnh thường xuyên hay gặp trên phong lan vào mùa mưa khi độ ẩm tăng cao. Bệnh thường gặp trên tất cả các loại phong lan, đặc biệt là xuất hiện trên lan hồ điệp, lan kiếm, đai châu, denro và phi điệp là nhiều nhất.
- Bệnh thối nhũn phong lan do một loại vi khuẩn có tên khoa học là Erwinia Carotovora gây nên, vi khuẩn này gây bệnh trên nhiều loại thực vật bằng cách tiết hệ enzyme pectolytic khiến cho pectin ở giữa mỗi tế bào bị thủy phân. Do đó, các tế bào bị chia cắt với nhau khiến cho các bộ phận của phong lan bị tổn hại.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH THỐI NHŨN TRÊN LAN
-
Giai đoạn đầu: Khi mới chớm bệnh khi vi khuẩn mới xâm nhiễm, trên lá của phong lan xuất hiện các chấm li ti màu đen, viền xung quanh các chấm đen này là một vùng màu vàng nhạt đến đậm.
-
Giai đoạn giữa: Khi cây bị xâm nhiễm vi khuẩn nhiều, các vết đen li ti này bắt đầu to dần về kích thước cũng như mức độ xuất hiện dày đặc trên lá. Vùng màu vàng bao quanh vết đen cũng lan to ra dần.
-
Giai đoạn sau: Lúc này cây phong lan bị thối nhũn nặng, các vết to xuất hiện đầy trên mặt lá, các vết này cũng lan xuống và xuất hiện nhiều trên rễ. Khi chạm tay vào vùng rễ này có độ nhớt và mùi khó ngửi.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH BỆNH THỐI NHŨN TRÊN LAN
- Trước khi mùa mưa đến, nên dọn dẹp vườn lan sạch sẽ, cắt tỉa những nhánh già, lá vàng, sâu bệnh. Dọn vườn thông thoáng, tránh độ ẩm cao trong vườn, sử dụng giá thể trồng có khả năng thoát nước tốt. Giá thể trồng lan phải phù hợp, thoáng cho rễ cây thoát nước và trao đổi khí. Đối với loại lan đơn thân thì giá thể thích hợp nhất là gỗ và lũa.
- Rải vôi xung quanh vườn lan để phòng bệnh.
- Kiểm tra chậu lan hoặc giò lan có bị rêu đen bám bề mặt giá thể trồng, nếu có thì dùng vòi nước mạnh xịt lớp màng ra hoặc bàn đánh răng cào nhẹ ra cho chậu lan, giò lan thoáng rễ.
- Thay mới giá thể bị mục trồng lâu ngày như: sơ dừa, vỏ thông, gỗ vú sữa, dớn,vv… khi chất trồng lâu ngày như sơ dừa, vỏ thông, vú sữa đã bị mục khi gặp mưa nhiều thì sẽ sinh ra nấm mốc làm cho cây lan rất dể bệnh và thối nhũn.
- Tuyệt đối không tưới nước nhiều vào mùa mưa, nhất là thời điểm chiều tối để tránh tình trạng lan bị ướt sũng cả đêm.
- Hạn chế tưới cây lan vào giữa trưa: lúc đó nhiệt độ cao, nếu bạn tưới thêm nước vào thì cây sẽ được đốt nóng dưới ánh mặt trời. Cây tổn thương như vậy sẽ là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Tưới nước vừa đủ không nên quá đẫm.
- Thường xuyên quan sát cây để phát hiện và xử lý những vết cắn do côn trùng gây ra và hạn chế đến mức tối đa vết thương cơ giới do nước mưa hay gió mạnh.
- Cân nhắc khi bón phân có hàm lượng đạm cao đó chính là nguyên nhân khiến bệnh phát triển hơn.
- Xịt ngừa các thuốc có công dụng diệt khuẩn như: Dithane, Cabezim, Topsin,...Nên xịt trước mùa mưa 1 tháng từ 1 - 2 lần. Vào mùa mưa có thể tưới 1 tuần 1 lần.
- Phun thuốc chống nấm bệnh theo định kỳ cho cây như: ridomil gold 68wg, daconil 75wp, starner 20wp, benkona sát khuẩn v.v… đây là những loại thuốc chống nấm mốc và vi khuẩn và phòng ngừa nấm bệnh khá hiệu quả.
BIỆN PHÁP TRỊ BỆNH THỐI NHŨN TRÊN LAN
- Khi phát hiện cây phong lan bị bệnh thối nhũn, việc đầu tiên là bạn ngưng hẳn tưới nước cho cây, gỡ cây bị bệnh ra khỏi giá thể.
- Khi cây đã mắc bệnh, ngưng việc sử dụng phân bón có hàm lượng đạm cao để tránh bệnh nặng thêm.
- Đối với lan hồ điệp, nếu cây đang trồng chậu dớn cần phải tháo bỏ toàn bộ giá thể dớn, lấy kéo cắt toàn bộ phần rễ bị bệnh bỏ đi.
- Việc tưới nước cũng nên cắt giảm trong vài ngày khi cây bệnh. Đồng thời, cắt bỏ những chỗ bị bệnh thối nhũn và phun xịt các loại thuốc Bronopol, Novaba, Kasuran, Starner,… lên chậu lan và giàn treo lan.
- Nếu cây đã mắc bệnh quá nặng, bạn tiến hành gỡ cây ra khỏi chậu và ngâm trong các dung dịch thuốc trừ bệnh, sau đó vớt ra, để ráo nước rồi trồng sang chậu mới.
- Khử trùng cho cả giàn lan bằng sản phẩm như Miksabe, Physan, Sat 4SL.
- Sau 5 – 7 ngày, tiến hành phun một đợt thuốc một lần nữa cho vườn lan.
- Sử dụng thuốc điều trị thối nhũn theo đúng liều lượng trên bao bì của nhà sản xuất sau đó ngâm toàn bộ cây lan vào khoảng 10-15 phút, vớt ra và treo ngược lên cho thuốc khô dần. Khoảng 2-3 ngày sau pha thuốc với liều lượng nhẹ hơn chỉ bằng 1/2 chỉ định và tiến hành phun sương cho lan.
- Khi thấy cây lan đã cứng cáp hơn, vết bệnh khô thì nên hòa nước có Vitamin B1 phun sương cho cây lan. Sau thời gian sau cây đã phục hồi, rễ bắt đầu mọc thêm thì bạn có thể ghép vào giá thể cho lan.
CÁC LOẠI THUỐC DÙNG TRONG TRỊ BỆNH THỐI NHŨN CHO LAN
Các loại thuốc và phân bón trị bệnh Thối nhũn trên Lan
MUA THUỐC VÀ PHÂN BÓN TRỊ THỐI NHŨN TRÊN LAN Ở ĐÂU?
Anh/Chị có thể mua Thuốc Và Phân Bón Trị Thối Nhũn Trên Lan trực tiếp tại cửa hàng của chúng tôi hoặc liên hệ mua online với thông tin bên dưới:
- Địa chỉ: 1038 Nguyễn Văn Tạo, X. Hiệp Phước, H. Nhà Bè, TP.HCM.
- Điện Thoại: 0835 294 953 - 0826 709 750
CÁC THÔNG TIN KHÁC CỦA NÔNG NGHIỆP ĐẸP
Trang web 1: https://nongnghiepdep.vn/
Trang web 2: https://nongnghiepdep.com/
Facebook: https://www.facebook.com/cuahangnnd/
Shopee. Cửa Hàng Nông Nghiệp Đẹp
Youtube 1. Nông Nghiệp Đẹp