Cách Trồng, Chăm Sóc Và Nhân Giống Cây Lưỡi Hổ

PHÂN BÓN PHÂN BÓN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HẠT GIỐNG HẠT GIỐNG BỘ SẢN PHẨM BỘ SẢN PHẨM CÁC HOẠT CHẤT KHÁC CÁC HOẠT CHẤT KHÁC HOA LAN - CÂY KIỂNG HOA LAN - CÂY KIỂNG

Cách Trồng, Chăm Sóc Và Nhân Giống Cây Lưỡi Hổ

Ngày đăng: 26/12/2022 12:54 PM

CÂY LƯỠI HỔ


CÂY LƯỠI HỔ LÀ GÌ?

  • Cây lưỡi hổ hay còn được gọi là hổ vĩ mép lá vàng (tên khoa học: Sansevieria trifasciata - chính là một loại thực vật có hoa nằm trong họ Măng tây. Lưỡi hổ thường được xem là cây cảnh trang trí trong nhà hay cả ngoài trời bởi khả năng chịu đựng mức ánh sáng thấp và không cần phải tưới nước thường xuyên. 
  • Theo một nghiên cứu về không khí sạch của NASA thì cây lưỡi hổ là loại cây có thể thanh lọc không khí, loại bỏ chất độc hại với tiến trình thực vật CAM cùng khả năng hấp thụ CO2 vào buổi tối. Tuy nhiên, dù là loại cây mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và khá dễ chăm nhưng bạn cũng cần lưu ý đến các cách tưới cây lưỡi hổ cũng như mẹo chăm sóc hiệu quả nhất để đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững của chúng.

CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂY LƯỞI HỔ

Công dụng:

Trị hen suyễn

  • Với những người bị hen suyễn, sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha với nước nóng, sau đó lấy hơi nước đang bốc lên để các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.

Điều trị bệnh đường tiêu hoá

  • Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được cải thiện hiệu quả, kích thích tiêu hoá tốt. Có thể lấy lá cây lưỡi hổ để dùng làm nước ép uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu, giảm nóng trong người.

Giảm căng thẳng, mệt mỏi

  • Nhiều người khi làm việc cả ngày tại văn phòng, thường có xu hướng mệt mỏi, căng thẳng. Cây lưỡi hổ sẽ giúp giải tỏa đi áp lực công việc tạo màu sắc mới cũng như cảm giác thư thái.

Tạo giấc ngủ ngon

  • Khác với những loại cây khác vào ban đêm lưỡi hổ thường nhả khí CO2, ban đêm cây hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết, cho môi trường trong lành giúp giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Làm giảm dị ứng ở da

  • Cây lưỡi hổ có tác dụng tương tự như lá của cây nha đam, có tính sát khuẩn và kháng viêm được dùng điều trị một số chứng dị ứng ở da. Khi da bị bỏng, rộp, hoặc cháy nắng thậm chí bị xước do va chạm thì đây chính là phương pháp tự nhiên để có thể sát khuẩn phòng chống hiệu quả.

Thanh lọc không khí, loại bỏ độc tố

  • NASA công bố cây lưỡi hổ đã có tác dụng thanh lọc không khí rất tốt, vì cây có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde.
  • Không gian công cộng như các khu văn phòng ở các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, hay tại nhà đều có thể trồng cây lưỡi hổ để giúp thanh lọc không khí được trong lành hơn. Việc trồng cây này sẽ giúp thanh lọc không khí, khử khuẩn và giảm dần các triệu chứng như ho, sổ mũi, hắt hơi do khí nhiễm khuẩn gây ra.

 

Ý nghĩa:

  • Trong phong thuỷ, cây lưỡi hổ có tác dụng tốt trong việc trừ tà, xua đuổi ma quỷ và chống lại những điều không may mắn trong cuộc sống. Lá cây mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, ý chí tiến lên của con người. Với dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây là biểu tượng cho sự uy quyền, danh gia vọng tộc.
  • Hoa lưỡi hổ mang đến vẻ đẹp kiêu sa với ý nghĩ cho phong thuỷ rất lớn. Theo quan niệm của người xưa, những người trồng cây lưỡi hổ nếu chăm sóc cây ra được hoa, thì may mắn trong năm, không chỉ ở cuộc sống mà còn mang đến nhiều thuận lợi trong công việc, tài chính.
  • Để phát huy được tác dụng về phong thuỷ, ta nên tìm đặt vị trí phù hợp cho cây. Vị trí tốt sẽ giúp ta có được may mắn, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY LƯỞI HỔ

Cách trồng: Có 2 cách

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng nước

  • Bước 1: chuẩn bị những thứ sau gồm:

Chậu thủy tinh, giống cây trồng và giá đỡ để cố định cây trong chậu. 

Trong đó, đối với giống cây trồng, bạn nên chọn những chiếc lá khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và có màu đẹp.

  • Bước 2: Sau khi mua về, bạn nên tách cây ra rửa sạch đất bám rễ rồi ngâm trong thau nước trong vòng 15 - 20 phút và tiếp tục rửa thêm 2 - 3 lần nước nữa cho đến khi sạch. Trước khi cắm vào chậu, bạn nên kiểm tra bộ rễ lần nữa và cắt bỏ những chiếc rễ già dễ bị bệnh, lá già vàng úa. Bởi đơn giản trồng cây lưỡi hổ trong nước, chúng ta không chỉ quan sát lá mà còn có cả bộ rễ. 
  • Bước 3: Cắm cây lưỡi hổ vào chậu xong, bạn đổ thêm nước đến khoảng 2/3 chậu. Nếu đổ nhiều hơn, rễ cây có thể bị ngập úng dẫn đến hư cây. Bạn hãy nhỏ thêm vài giọt dinh dưỡng thủy canh vào để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. 

Lưu ý: Để cây luôn xanh tươi, bạn nên đặt cây ở nơi thoáng mát và có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Ngoài ra, bạn nên thay nước 1 lần/tuần hoặc thay khi nước bị vẩn đục. Đến mùa lạnh, bạn có thể thay nước ít hơn, chừng 10 - 15 ngày một lần. Khi thay, bạn nhớ rửa sạch rễ và cắt bỏ những chiếc lá và rễ bị thối.  

 

Cách trồng cây lưỡi hổ bằng lá 

  • Bước 1: Chuẩn bị thêm đất. Không giống nhiều loài cây khác, lưỡi hổ khá dễ chịu, không kén đất. Bạn chỉ cần chọn đất thoáng khí, thoát nước tốt và khô thoáng là được. Ngoài ra, bạn nên dùng thêm các loại đá và xỉ than để cho đất luôn tơi xốp. 
  • Bước 2:

Sau khi cắt lá để trồng, bạn không nên trồng ngay mà nên để ở ngoài trong vòng 1 - 2 ngày, rồi cắm nhẹ nhàng xuống chậu đã chuẩn bị sẵn và tưới nước. 

Nếu bạn làm đúng theo hướng dẫn cách trồng cây lưỡi hổ trong nhà bằng lá, khoảng 1 tháng cây sẽ ra rễ và 4 tháng sau cây sẽ phát triển hoàn chỉnh. 

Ngoài ra, đối với cây lưỡi hổ mini, bạn nên tưới nước khi thấy bề mặt đất đã khô hạn và chỉ nên tưới 1 lần/tuần. Nếu bạn đặt cây ở trong bóng râm thường xuyên, khoảng từ 1-2 tuần, bạn nên để cây ‘tắm nắng’ để lấy ánh sáng tự nhiên cho cây luôn xanh tươi.

 

Cách chăm sóc:

Tưới nước

Nếu tưới nước quá nhiều thì có thể sẽ gây ra thối rễ, ngược lại nếu bạn tưới quá ít có thể khiến đất bị khô hạn. 

  • Để biết khi nào cần tưới nước, bạn không chỉ dựa vào bề mặt của đất mà cắm ngón tay hoặc chiếc đũa gỗ xuống đất vài cm, trong trường hợp thấy hơi ẩm hoặc đất còn dính vào chiếc đũa nghĩa là còn nước nên bạn không cần phải tưới. 

  • Khi tưới nước, bạn nên tưới từ đáy giúp thẩm thấu và thúc đẩy rễ phát triển xuống sâu hơn làm các lá dày và cao hơn. Riêng vào mùa lạnh, bạn nên hạn chế số lần tưới nhằm tránh cây bị úng, bệnh và bung rễ. 

Ánh sáng

  • Dù là loài cây dễ trồng nhưng nếu bạn di chuyển quá nhanh cây từ khu vực bóng râm đến khu vực có ánh sáng chiếu trực tiếp sẽ khiến cây sẽ bị sốc nhiệt và hư hại, thay vào đó hãy từ từ di chuyển. Đặc biệt vào mùa lạnh, bạn nên bảo vệ cây khỏi các cửa sổ có gió lùa. 
  • Khi cây có lá vàng rũ xuống bạn nên nhẹ nhàng lấy cây ra khỏi chậu và kiểm tra xem rễ có bị thối rữa không. Nếu có, bạn hãy nhanh chóng cắt bỏ phần hư để tránh làm hỏng các vùng xung quanh.

MUA CÂY LƯỠI HỔ Ở ĐÂU?

Anh/Chị có thể mua Cây Lưỡi Hổ trực tiếp tại cửa hàng của chúng tôi hoặc liên hệ mua online với thông tin bên dưới:

  • Địa chỉ: 1038 Nguyễn Văn Tạo, X. Hiệp Phước, H. Nhà Bè, TP.HCM.
  • Điện Thoại: 0835 294 953 - 0826 709 750

CÁC THÔNG TIN KHÁC CỦA NÔNG NGHIỆP ĐẸP

Trang web 1: https://nongnghiepdep.vn/

Trang web 2: https://nongnghiepdep.com/

Facebook: https://www.facebook.com/cuahangnnd/

Shopee. Cửa Hàng Nông Nghiệp Đẹp

Youtube 1. Nông Nghiệp Đẹp

 

0
Hotline: 094739943908352949530354030468
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS: 094739943908352949530354030468