Vai Trò Và Chức Năng Của Đạm Đối Với Hoa Lan

PHÂN BÓN PHÂN BÓN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP HẠT GIỐNG HẠT GIỐNG BỘ SẢN PHẨM BỘ SẢN PHẨM CÁC HOẠT CHẤT KHÁC CÁC HOẠT CHẤT KHÁC HOA LAN - CÂY KIỂNG HOA LAN - CÂY KIỂNG

Vai Trò Và Chức Năng Của Đạm Đối Với Hoa Lan

Ngày đăng: 16/01/2022 06:53 AM

VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐẠM

ĐỐI VỚI HOA LAN - CÂY KIỂNG


Vai trò và chức năng của Đạm ( Nitrogen ) đối với thực vật là quan trọng bật nhất, nó có mặt ở tất cả các giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của cây. Nhưng tùy theo giai đoạn của cây mà nó cần ít hay nhiều.

VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA ĐẠM

  • Đạm (Nitrogen) ký hiệu thường thấy là N ví dụ Phân Bón NPK 30-10-10 thì 30 ở đây chính là chỉ số đạm.
  • Đạm có chức năng và vai trò như:
    • Tạo diệp lục.
    • Tạo ra thân (giả hành).
    • Tạo ra lá.
    • Tạo ra tinh bột (thịt của cây)

1 SỐ VẤN ĐỀ KHI SỬ DỤNG ĐẠM

CÂY DƯ ĐẠM

Cách Nhận Biết
  • Nhìn bằng mắt thấy Lá cây có màu xanh đậm (đen), ngọn mềm dễ ngã, cây dễ bị úng và thối.
Nguyên Nhân

Cây dư đạm thường là do 2 nguyên nhân chính đó là cây KHÔNG THỂ TIÊU THỤ hoặc do BỔ SUNG QUÁ NHIỀU.

Không Thể Tiêu Thụ Đạm
  • Bổ sung rất ít hoặc vừa đủ nhưng môi trường không đủ ánh sáng để cây quang hợp dẫn đến cây không thể tiêu thụ đạm.
  • Bổ sung rất ít hoặc vừa đủ nhưng cây bị ức chế do điều kiện sống khắc nghiệt.
  • Bổ sung rất ít hoặc vừa đủ nhưng không có kèm các hợp chất phụ gia giúp cây tiêu thụ đạm.
Bổ Sung Quá Nhiều
  • Tưới quá nhiều lần trong thời gian ngắn làm cây không kịp tiêu thụ và biến dưỡng.
  • Tùy mỗi giai đoạn mà cây cần lượng đạm nhiều hay ít nhưng ta lại bổ sung đạm liên tục.
Phòng Tránh Hiện Tượng Cây Dư Đạm
  • Tạo môi trường sống cho cây đủ ánh sáng và nắng để cây quang hợp.
  • Kết hợp với 1 vài loại phụ gia để giúp cây tiêu thụ đạm dễ hơn.
  • Tùy theo giai đoạn mà chúng ta cân đối để tưới đạm cho cây (mùa nắng tưới nhiều, mùa mưa tưới ít. giai đoạn cây con và tăng trưởng cần nhiều, giai đoạn cây ra hoa thì cần ít).

CÂY THIẾU ĐẠM

Nhận Biết Cây Thiếu Đạm
  • Nhìn bằng mắt thường thấy lá cây nhợt nhạt, thân gầy nhỏ, lá gốc vàng và rụng dần

cây thiếu đạm

Nguyên Nhân

Cây thiếu đạm thường do ta KHÔNG BỔ SUNG, BỔ SUNG QUÁ ÍT hoặc cây KHÔNG THỂ HẤP THU.

Không Bổ Sung
  • Cái này thì quá đơn giản. Nhiều người có quan niệm rằng Hoa Lan trong rừng không ai chăm sóc thì nó cũng sống được thì họ cũng chỉ treo và tưới nước chứ không cho cây ăn.
Bổ Sung Quá ít

Tùy theo điều kiện môi trường và giai đoạn của cây mà ta cần phải cân đối việc bổ sung đạm cho cây

  • Vườn nắng nhiều nhưng chúng ta bổ sung quá ít.
  • Giai đoạn cây con và cây tăng trưởng cần nhiều đạm nhưng ta lại bổ sung phân lân hoặc kali mà không bổ sung đạm
  • Cây trồng càng lâu thì cây càng lớn và càng có nhiều thân con nhưng ta lại bổ sung 1 liều lượng duy nhất ở mỗi lần tưới ( ví dụ. cây mới mua về tưới 1g/ lít nước. 3 năm sau cũng chỉ tưới 1 liều này và làm cây bị thiếu )
Không Thể hấp Thu
  • Bổ sung thường xuyên nhưng cây không có rễ không thể hấp thu đạm do chúng ta tưới.
  • Tưới không đủ nước, và không giữ ẩm cho rễ cây làm phân bón bị khô và cây không hấp thu được.
Phòng Tránh Hiện Tượng Thiếu ĐẠM
  • Chú ý bộ rễ ( miệng ăn ) của cây. Rễ càng nhiều thì cây ăn càng mạnh.
  • Giữ ẩm cho cây trong những ngày tưới phân bón ( tưới nước 1 ngày 2 lần nếu thấy quá khô )
  • Tăng liều lượng sử dụng khi cây ngày càng lớn. hoặc giữ nguyên liều lượng nhưng tăng số lần tưới phân bón.
0
Hotline: 0835294953
Chỉ đường icon zalo Zalo SMS: 0835294953